MẸO NẤU CANH CÁ KHÔNG BỊ NÁT VÀ TANH
Mẹo Nấu Canh Cá Không Bị Nát Và Tanh
Để các món canh cá của bạn không bị tanh, với từng giai đoạn, ngâm rửa, tẩm ướp gia vị, sơ chế và chế biến cũng phải thực hiện sao cho phù hợp. Mỗi công đoạn đều có những mẹo riêng của nó, để có được tô canh chua cá không tanh, cá không bị nát thịt, nước canh chua thanh, ngon ngọt là cả một quá trình.
Công đoạn 1 - Sơ chế: Loại bỏ các bộ phận gây mùi tanh
Trên cơ thể cá có nhiều bộ phận làm cho cá trở nên tanh cần phải được loại bỏ trước khi chế biến như bụng (ruột), mang, vây, vẩy, gân hoặc các chất nhớt nhầy ở toàn thân (nếu có).
- Cá khi mua về cần mổ bỏ lòng, mang, đánh vảy, cắt vây, bỏ màng đen trong bụng (phần màng đen trong bụng cá rất tanh) cắt khúc rồi rửa thật kỹ từ 2-3 lần.
- Khi sơ chế các loại cá da trơn như basa, cá hú,... bạn nấu một ít nước nóng đổ vào con cá rồi cạo sạch nhớt. Đảm bảo cá rất sạch mà không còn mùi tanh.
Công đoạn 2 - Ngâm rửa cá: Khử sạch mùi tanh với 4 cách khác nhau.
- Rửa cá vào nước vo gạo hoặc sữa tươi: Ngâm vào nước vo gạo hoặc sữa tươi trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo trước khi nấu. Cách làm này phù hợp với các loại thịt cá có bản lớn như phi lê như cá hồi, cá ngừ, cá thu...
- Ngâm rửa với muối hột: Muối cũng giúp giảm mùi tanh của cá. Dùng nước muối để rửa hay dùng muối hột xát lên cá hoặc ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế. Như thế, khi nấu nướng, cá không còn mùi tanh. Riêng với các loại cá nước lợ, nước ngọt cho nhiều chất nhầy và có mùi rong như cá quả (cá trầu / cá lóc), cá trê, lươn, cá chạch... có thể chà sát với tro bếp hoặc cát cho bớt chất nhầy, rồi mới chà sát lại với muối hạt mới có thể làm giảm độ tanh từ chất nhầy này, ngoài ra cần làm sạch phần ruột và bụng cá để làm giảm mùi tanh của rong và máu cá.
Tẩm ướp gia vị với các món cá vô cùng quan trọng, chính vì thế với mỗi một kiểu nấu bạn hãy lựa chọn các loại gia vị phù hợp để món cá thêm ngon, hấp dẫn mà không hề bị tanh nhé:
- Dùng thêm gia vị và hương liệu: khi nấu, dùng gia vị có mùi thơm như tiêu, hành, ớt, gừng, rau răm, rau cần... để làm bớt mùi tanh. Nhưng lưu ý, riêng với gừng, không nên cho gừng sống vào cùng thời điểm với cá vì thịt cá sau khi bị nóng, lượng protein ở trong nước của con cá sẽ chảy ra cản trở tác dụng của gừng khử mùi tanh. Vì vậy, sau khi cho mỡ nên cho cá vào trước, chờ cho cá nóng lên, sau khi chất protein ngưng kết tủa mới nên cho gừng sống vào. Lúc này, gừng sống mới có thể phát huy đầy đủ tác dụng khử mùi tanh.
Công đoạn 4 - Chế biến
Khác với các giai đoạn trên, lúc chế biến ngoài việc cá có khả năng cá bị tanh còn có khả năng bị nát, làm cho món ăn bị không ngon và không đẹp mắt. Dĩ nhiên cá hay bị nát nhất khi bạn mua phải cá đã ươn hoặc ướp với quá nhiều hóa tạp chất. Việc chọn mua cá tươi là điều tiên quyết trước khi chế biến, nhưng nếu lỡ đã mua nhầm cá không mấy tươi thì việc áp dụng các mẹo sau vẫn có thể hạn chế đi phần nào điểm yếu từ nguyên liệu.
- Tuyệt đối không cho cá vào nấu chung với nước lạnh: nếu bạn cho cá vào nồi nước lạnh nấu ngay từ đầu, cá sẽ rất nhanh chín, dẫn đến việc cá bị nát là chuyện bình thường, ngoài ra, với cách làm này, cá sẽ bị tanh ngay do toàn bộ phần máu tanh và chất nhầy từ da cá và bụng cá đã hòa hoàn toàn vào nước.
- Phi thơm hành, tỏi rồi cho cá vào xào sơ với một ít gia vị: Có thể cho một ít dầu ăn và hành tỏi vào nồi phi thơm, sau đó cho một ít muối và cá vào nồi xào sơ cho thịt cá săn lại, tránh làm nát cá, sau đó vớt cá ra để riêng. Sau khi nấu sôi phần nước súp, mới cho cá vào nấu tiếp đến khi chín hẳn thì tắt bếp.
Lưu ý nhỏ mà chắc hẳn ai cũng biết đó là việc chọn mua các loại cá tươi ngon không ngậm hóa chất thì việc chế biến sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều mà lại an toàn cho sức khỏe. Bạn cũng có thể tham khảo thêm cách chọn mua cá tươi ngon tại đây trước khi chế biến món ăn cho cả nhà.
Bây giờ khi đã có kiến thức về việc vệ sinh cũng như làm sao cho cá không tanh rồi, hãy bắt tay vào chế biến các món ngon làm từ cá cho gia đình của bạn nào.
Nhận xét
Đăng nhận xét