TÁC HẠI CỦA CHẤT PHỤ GIA TRONG BÁNH MÌ VÀ CÁCH NHẬN BIẾT
Tác Hại Của Chất Phụ Gia Trong Bánh Mì Và Cách Nhận Biết
Trên thị trường phụ gia bánh mì hiện nay, có một số chất phụ gia bánh mì gây hại bị cấm sử dụng nhưng vẫn được dùng trong sản xuất. Bạn nên cảnh giác, đọc kĩ thành phần trên bao bì trước khi sử dụng.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về chất phụ gia bánh mì vẫn thường được dùng nhưng bị cấm sử dụng theo công văn mới đây nhất số 62 ban hành ngày 13 tháng 01 năm 2015 của Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế: Chất phụ gia bánh mì Kali Bromat.
Chất phụ gia Kali Bromat là gì?
Để giảm chi phí sản xuất, có cơ sở sản xuất bánh mì nhỏ lẻ mua nguyên liệu bột trôi nổi, kém chất lượng, do độ xốp của loại bột này kém, nên chất lượng thấp, độ nở không đạt... để khắc phục tình trạng này, các chủ cơ sở buộc phải “lụy” loại hóa chất có xuất xứ từ Trung Quốc như Kali bromat (KBrO3) để sản xuất bánh mì chứa chất phụ gia gây ung thư.
Kali bromat là chất giúp làm giảm thời gian nướng và làm nở bột bánh, bởi vậy nó được các công ty sản xuất bánh mì ưa chuộng vì giúp họ có thể tiết kiệm tiền. Thế nhưng, việc sử dụng Kali bromat trong bánh mì lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho người ăn. Nó liên quan đến bệnh ung thư tuyến giáp và ung thư thận, và đã bị cấm tại nhiều quốc gia bao gồm EU, Brazil, Peru, Hàn Quốc, và Trung Quốc.
Bromate hay còn gọi là chất Potassium Bromate hay có một cái tên thông dụng hơn là bột Brom, có công thức hóa học là KBrO3. Kali Bromat được sản xuất bằng cách cho một dung dịch KOH đi qua brom. Một quá trình công nghiệp điện phân, được sử dụng cho sản xuất quy mô lớn. Ngoài ra, nó có thể được tạo ra như một sản phẩm của Kali Bromua, sản xuất bởi sự hấp thụ của Brom từ nước biển vào Kali Cacbonat.
Trong ngành công nghiệp làm bánh mì trên thế giới, Kali Bromat là chất phụ gia thực phẩm đã từng rất được ưa chuộng. Phụ gia bánh mì chứa bromat được sử dụng để tăng khối lượng của bột mì và bánh mì, làm bột nhào đặc và chắc hơn, đồng thời cũng có tác dụng làm ruột bánh mì ngon hơn. Phụ gia bánh mì chứa bromate cũng là chất giúp làm giảm thời gian nướng, do đó nó được các công ty sản xuất bánh mì ưa chuộng vì giúp họ có thể tiết kiệm tiền.
Bromat là chất oxy hóa mạnh, có thể phá hủy tế bào. Theo đánh giá của Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC), Kali Bromat là một chất ung thư loại 2B, được biết như là nguyên nhân gây ung thư ở động vật và có thể gây ung thư cho người. Nó liên quan đến bệnh ung thư tuyến giáp và ung thư thận, rối loạn hệ thần kinh. Mặc dù hầu hết chất Kali Bromat phân giải thành Kali Bromide, là chất vô hại nhưng nếu bánh mì sử dụng quá nhiều phụ gia bánh mì chứa Kali Bromat hoặc bánh mì chứa Kali Bromat không được nướng đủ lâu hoặc nấu chín ở nhiệt độ đủ cao thì liều lượng của Kali Bromate vẫn còn, có thể có hại cho người sử dụng.
Hiện nay, chất phụ gia thực phẩm chứa Kali Bromat bị cấm sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm tại rất nhiều các quốc gia trên thế giới.
Cách nhận biết bánh mì có chất phụ gia bằng mắt thường
Hầu như rất khó nhận biết một chiếc bánh mì chứa Kali Bromat hay không, nhưng có một chi tiết nhỏ “tố cáo” sự khác biệt giữa bánh mì “sạch” và bánh mì chứa Kali Bromat là đường xẻ cánh bánh mì. Bánh mì chứa Kali Bromat có đường xẻ cánh rất cao và cứng, ngược lại, bánh mì không chứa Kali Bromat khó có được điều này. Yếu tố có thể kết hợp để nhận biết đó là ruột bánh. Nếu ruột bánh không đặc mà bánh có độ xé cánh cao, thì khả năng chiếc bánh mì đó có chứa Kali Bromate càng cao.
Một trong những cách an toàn cho sức khỏe gia đình bạn nhất đó chính là tự tay vào bếp và nướng cho mình những ổ bánh mì thơm ngon được làm từ bột và men nở, hạn chế mua bên ngoài để giảm thiểu những thức ăn có chứa chất phụ gia độc hại.
Nhận xét
Đăng nhận xét