SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI CHƯNG MÂM QUẢ NGÀY TẾT

Sai lầm cần tránh khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết là biểu tượng tượng trưng cho văn hóa truyền thống Tết của người Việt. Với ý nghĩa mâm ngũ quả cầu vừa đủ xài, hàm ý nhắn nhủ, cầu mong cho gia đình được một năm mới tài lộc, an khang và sung túc.

Chính vì vậy, cách chưng mâm ngũ quả đẹp ngày Tết nên được xem là việc quan trọng và cần tránh mắc phải những sai lầm sau đây nhé!

Chưa hiểu đúng về mâm ngũ quả

Lý giải: Theo quan niệm văn hóa phương Đông, "Tam tài, Ngũ hành" đều mang lại cho con người sự may mắn, phúc lợi. Mâm ngũ quả tương thích với ngũ hành với 5 màu tượng trưng. Ngũ hành hội tụ mang ý nghĩa cầu mong sinh sôi, nảy nở. May mắn, tài lộc sẽ như nguyện hồi đến tạo nên phúc khí mà đến với gia đình. Do chưa hiểu rõ về ngũ hành dẫn đến bày trí mâm ngũ quả thường gặp những lỗi như chọn trái cây không đủ 5 màu theo ngũ hành hoặc là tổ hợp tên trái cây không mang ý nghĩa, ...




Mâm ngũ quả ngày Tết sẽ có hình thức trưng bày gần nhất với quan niệm về ngũ hành, phải chịu ước thúc của khuôn khổ diễn sinh màu sắc của ngũ hành trong tự nhiên. Trái cây thường được trưng bày với 5 màu trong ngũ hành.

Trái cây chưng biện theo 5 màu ngũ hành:

Thủy - Màu Đen: Nho đen, vú sữa hay những trái cây có màu sậm tối, ...

Hỏa - Màu Đỏ: Táo đỏ, trái hồng, trái dừa lửa, thanh long, ...

Mộc - Màu Xanh lá: Dưa hấu, chuối xanh, xoài xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, trái na, trái sung, trái dừa, ...

Kim - Màu Trắng: Dưa lê trắng, lê trắng, ...

Thổ - Màu Vàng: Cam vàng, quýt vàng, dưa hấu vàng, dưa lê vàng, xoài chín, phật thủ, ...




Mâm ngũ quả cầu vừa đủ xài truyền thống (Mãng Cầu - Dừa - Đu Đủ - Xoài)

Trong khi mâm ngũ quả cách tân sẽ lấy số 5 (ngũ) để liên tưởng đến ngũ hành. Có thể không cần tuân theo 5 màu Hợp tên của 5 loại trái cây trên mâm ngũ quả, bạn có thể đọc vần thành các lời cầu nguyện với 5 âm tiết mang ý nghĩa tốt đẹp.

Chưng biện theo ý nghĩa hợp lại của 5 tên trái cây:

"Cầu - Sung - Vừa - Đủ - Xài" - tương thích với các loại quả như: Mãng cầu - Trái sung - Trái dừa - Đu đủ - Trái xoài. Ý nghĩa là cầu sung túc vừa đủ cho cả năm.

"Cầu - Thơm - Vừa - Đủ - Xài", với trái Sung được thay thế bằng Trái thơm. Với mong muốn đạt được những điều tốt đẹp trong năm mới.




Bày trái cây lên mâm ngũ quả khi vỏ còn ướt

Lý giải: Khi rửa trái cây còn ướt mà được bày trí ngay vào mâm thì những nơi như cuống trái hoặc chỗ tiếp xúc giữa các trái cây với nhau hay chỗ tiếp xúc giữa vỏ trái cây với mâm chưng sẽ dễ bị đọng nước; nhanh chóng gây úng, mốc hỏng, …




Xử lý: Trước khi đặt lên mâm chưng thì bạn có thể làm khô ráo phần ngoài trái cây sau khi rửa bằng nhiều cách như: dùng khăn khô sạch (có thể khăn giấy khô, nếu là khăn vải thì phải là khăn mới) hoặc cho trái cây ra rỗ lớn để chỗ thoáng gió 1 lúc là được. Cũng không cần phơi nắng để tránh trái cây héo.

Chọn quả chín mọng để chưng mâm ngũ quả

Lý giải: Thời gian chưng trái cây thường được kéo dài liên tục từ 30 đến ngày mồng 3, mồng 4 tết, thậm chí còn kéo dài hơn nữa. Nếu chọn mua trái chín mọng để chưng mâm ngũ quả thì chẳng được bao lâu thì trái cây sẽ chín quá, héo lá và lõm vỏ, ... trông không được đẹp.



Xử lý:
Để chọn đúng thời điểm có thể trông được trái cây chín đẹp mắt trong các ngày mồng thì bạn phải chọn những trái cây trong tình trạng sắp chín hoặc chưa chín để chưng. Trong quá trình chưng bày thì trái cây sẽ chín dần và vẫn giữ được trạng thái tươi tắn, tràn đầy sức sống, mang lại ý nghĩa may mắn cho cả năm.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết rất là quan trọng. Chính vì thế với cách chưng mâm ngũ quả ngày Tết thì các bạn hãy chăm chút và cẩn thận để có thể cầu mong được sự may mắn, an khang và phúc lành đúng nghĩa nhất nhé!

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến