NẤU NẤM BÀO NGƯ GIÒN NGỌT, GIỮ NGUYÊN CHẤT DINH DƯỠNG

 Nấu Nấm Bào Ngư: Bí Quyết Nấu Nấm Giòn Ngọt, Giữ Nguyên Chất Dinh Dưỡng

Nấm là món mà chúng ta bắt gặp hằng ngày khi đi chợ. Có nhiều người thích ăn nấm, nhưng lại không biết cách sơ chế nấm như thế nào để nấm ngon hơn và bớt đi mùi đặc trưng của nó. Có rất nhiều loại nấm bạn lựa chọn trong đó nấm bào ngư (nấm dai) được các chị em sử dụng rất nhiều vì đặc thù dai ngon ngọt.

Thường thì chị em mua về chỉ rửa sơ với nước muối rồi mang đi xào, cách làm này khiến cho nấm nhạt đi và bị nhũn. Và điều đáng lưu ý nữa, nấm trong dưỡng sinh được xếp hàng cực âm, người bệnh không nên ăn. Còn trong chế độ ăn hàng ngày nấm âm sẽ có cách sơ chế để nó dương hơn, nấm ngon và tốt cho sức khỏe hơn.



Bí quyết để có được món nấm bào ngư ngọt và giòn hơn gồm có 2 bước chính: Chọn nấm và sơ chế nấm. Tất thảy bí quyết đều được chia sẻ từng chi tiết một, hãy xem bí quyết đó như thế nào trong bài viết chi tiết dưới đây nhé.

Cách chọn nấm

Chọn nấm tươi nhất có thể, nấm chất lượng loại 1 giá thành cao hơn một chút nhưng khi làm, nấu sơ chế sẽ không hao. Nấm loại 2, loại 3 rẻ hơn, tuy nhiên "tiền nào của nấy" sau khi sơ chế xong và nấu lại vô cùng hao. Có khi cả rổ nấm teo lại còn chút chút. Điều này không đáng, vừa không ngon, vừa không kinh tế. Nên dù đắt đến mấy thì các chị em cũng chọn loại nấm tươi nhất, loại tốt nhất.



Nấm dai còn gọi là nấm bào ngư có mũ rất phẳng và mỏng, thân xốp nhưng sau khi nấu chín lại rất trơn. Đa số nấm có màu xám, be, thỉnh thoảng có màu vàng nhẹ. Nấm rất dễ hỏng, nên nấu ngay sau khi mua. Nấm ăn ngọt, giòn, dai. Nấm có thân to thường dai, cứng và ngọt hơn loại thân nhỏ. Khi nấu nên chẻ thân nấm ra làm hai, ba tuỳ theo nấm lớn hay nhỏ.

Sơ chế nấm qua 3 công đoạn - Bí quyết cho nấm bào ngư ngọt và giòn hơn

Tước nấm

Tai nấm lớn, bạn tước làm đôi hoặc ba, tùy theo món bạn chế biến. Nếu xào thì tước đôi, còn nấu cháo thì tước nhỏ hơn (4-5 miếng).


Ngâm muối nấm - Lần 1

Chuẩn bị 1 thau nước muối. Pha nồng độ muối với tỉ lệ 4 muỗng muối cho 1 thau 2 lít nước khá là đậm đặc. Và ngâm nấm chừng 20 phút sau đó vắt ráo nước để qua 1 bên.



Ngâm muối nấm - Lần 2

Pha nước muối loãng lần 2, chừng 2 muỗng muối cho 3 - 4 lít nước để rửa nấm. Rửa nấm lần 2 cho sạch rồi lại vắt kiệt nước. Lúc này nấm sẽ dai dai và giòn. Vắt nước sẽ làm nước thừa được đẩy ra khỏi nấm, và muối làm dương hóa nấm lên và nấm dai hơn. Nấm cũng không bị hôi nữa. Lưu ý là bước này chỉ rửa sạch, không ngâm nữa nha các chị em.



Xào nấm với hành tỏi

Cho dầu vào, phi hành hoặc tỏi băm để khử âm dầu, hành tỏi phi thơm cũng như là khử nốt mùi hôi (thường có) của nấm. Lần lượt đổ nấm vào xào. Cho một chút muối vào xào cùng nấm (Nên để ý đến lượng muối cho vào nấm xào đừng để bị mặn). Nấm sẽ thơm, dai và tiết ra vị ngọt rất là ngon.


Áp dụng nấm đã xào với các món như thế nào?

Rồi, lúc này nếu nấm cùng với mướp, hay xào với thịt. Bạn nên sơ chế thịt chín, sau đó cho nấm vào công đoạn gần cuối, xào cùng lại với nhau là được. Còn nếu nấu cháo, bạn nên xào chín hẳn nấm, cháo chín cho nấm đã xào vào cùng, đun sôi cháo lại lần nữa là dùng được. Cũng áp dụng cho món canh với cách xào sơ nấm như thế này luôn nhé.

Cháo sườn nấm bào ngư


Nấm bào ngư trắng xào trứng

Đặc biệt với cách ngâm và sơ chế nấm, vắt nước như này, nấm dù có đun lại vài lần vẫn dai, ngọt mà không bị rã nát.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến