MẸO TRỊ NHIỆT MIỆNG ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

 Mẹo trị nhiệt miệng đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà

Nhiệt miệng luôn khiến bạn cảm thấy khó chịu, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể trị tại nhà bằng nhiều cách rất đơn giản và hiệu quả.

Nhiệt miệng trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong luôn khiến bạn cảm thấy khó chịu, và bạn hoàn toàn có thể tự chữa tại nhà bằng các cách vừa đơn giản. Bên cạnh đó để ngăn ngừa chứng nhiệt miệng, bạn cũng nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng nữa nha!

Theo quan điểm của y học hiện đại thì chứng nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là vi khuẩn, virus hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng, ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu...nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng... Thậm chí chế độ ăn thiếu acid folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây ra nhiệt miệng.

Còn theo Đông Y, bệnh phát sinh do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận, hay gặp nhất là ở tỳ vị.

Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông và phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer). Chúng có thể gây đau nhức và sẽ càng đau khi ăn hoặc nói.

Dưới đây là vài phương pháp điều trị nhiệt miệng ngay tại nhà

Ngậm chất chát trong miệng

Chất chát có tính sát trùng và làm săn da, nên nếu có nước trà tươi hoặc trà đen đặc thì bạn ngậm vào nha. Thậm chí có thể ngậm quả sung, rau diếp cá, húng chanh, vỏ xoài...đều được vì chúng có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa và còn khử mùi hôi nữa.


Sử dụng muối nở và nước ép nha đam

Pha một muỗng cà phê muối nở (baking soda), 2 muỗng nước ép nha đam vào ly nước ấm. Rồi nhấp 1 ngụm nhỏ và súc miệng trong ít nhất 10 giây, lặp đi lặp lại cho khi hết nước súc miệng và tuyệt đối không được nuốt nha, thực hiện một lần mỗi ngày cho đến khi hết nhiệt miệng thì thôi.

Súc miệng với giấm táo

Pha giấm táo với nước ấm, tỷ lệ bằng nhau, và dùng súc miệng hằng ngày để nhanh chóng làm biến mất các vết loét miệng. Giấm táo có chứa acid acetic, có khả năng diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn. Giấm táo chủ yếu có vai trò như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng.

Nước cốt lá rau ngót

Lấy lá rau ngót và giã nát, ép lấy nước cốt và hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ nhiệt miệng, một ngày bạn có thể bôi 2 đến 3 lần. Theo Đông Y thì lá rau ngót có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu và giải độc.

Uống nước khế chua

Chọn khoảng 2 - 3 quả khế tươi, giã nát rồi đổ ngập nước sôi vào nấu sôi một lúc, chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt từ từ, ngậm nhiều lần trong ngày. Nên chọn loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn và thanh nhiệt cũng tốt hơn so với khế ngọt.

Ngậm nước ép cà chua

Bạn có thể nhai cà chua sống hoặc ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 - 4 lần, có tác dụng rất tốt. Các bài thuốc Đông Y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt và có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên cách làm này rất công hiệu.

Súc miệng với củ cải trắng

Giã củ cải sống rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi rồi nè.

Chú ý

Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Những người bị nhiệt miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân, chẳng hạn như lupus ban đỏ hệ thống.

Để phòng ngừa bệnh, cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nước nhiều, tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm. Muốn có một mùa hè vui vẻ, dễ chịu thì phải biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách bạn nha!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến