9 LƯU Ý KHI DÙNG BẾP GÁ ĐỂ TRÁNH GẶP HỌA

 9 lưu ý khi dùng bếp gas để tránh gặp họa

Bếp gas là thiết bị quen thuộc khi nấu nướng, nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa khôn lường mà bạn nhất thiết phải cảnh giác. Để tránh gặp phải sự cố ngoài ý muốn bạn hãy lưu ý 9 điều sau:

1. Bệ bếp gas phải làm bằng chất liệu không dễ cháy

Kệ để bếp gas tuyệt đối không được làm hay trang trí bằng các chất liệu dễ cháy vì lửa từ bếp gas trong quá trình đun nấu rất dễ tiếp xúc với các chất liệu này và gây cháy nổ, gây nguy hiểm nếu bạn không kịp thời dập tắt lửa.


2. Thay đường ống dẫn gas sau 3 - 5 năm

Đặc biệt ống dẫn gas là bộ phận "nhạy cảm" dễ bị rò rỉ, nên tốt nhất sau từ 3 đến 5 năm sử dụng, bạn nên thay mới ngay cả khi chúng chưa gặp vấn đề gì.


3. Thường xuyên vệ sinh bếp gas

Vệ sinh bếp và các thiết bị sử dụng gas thường xuyên. Bạn nên thay bếp mới nếu bếp cũ bị rỉ sét, kém chất lượng. Thông thường nguyên nhân các vụ nổ khí gas xảy ra khi gas bị rò rỉ do vỏ bình thủng, van bị hở, dây dẫn bị chuột cắn...


4. Sử dụng nồi đúng kích thước bếp

Việc sử dụng các loại nồi, chảo có kích cỡ quá lớn so với kích thước bếp cũng là một trong những nguy cơ gây ra cháy nổ. Khi đun ở mức tối đa, vòng lửa sẽ tràn rộng ra ngoài, tỏa sâu xuống bình gas ở phía bên dưới, làm nóng bình gas, tăng nguy cơ cháy nổ, không đảm bảo an toàn, nhất là với bếp ga mini.


5. Kiểm tra định kỳ bếp gas và những thiết bị có liên quan

Với bếp gas, việc kiểm tra định kỳ là việc không thể bỏ qua, để kịp thời phát hiện những trục trặc có thể gây ra cháy nổ nguy hiểm. Bạn có thể dùng nước xà phòng bôi vào vỏ bình, van, ống dẫn gas, nếu thấy có bong bóng nổi lên bất thường, có thể nơi ấy bị rò rỉ, thời gian khoảng 2 tháng một lần.

6. Không dùng bình gas du lịch được nạp lại

Có rất nhiều vụ cháy nổ được ghi nhận do bếp ga du lịch gây ra, nguyên nhân chính là do bình ga được nạp, sang chiết nhiều lần, không đúng quy định, gây ra tai nạn nguy hiểm.


7. Lưu ý khi phát hiện rò rỉ khí gas

Đặc biệt, khi phát hiện ra dấu hiệu lạ như ngửi thấy mùi ga đặc trưng là lúc nguy hiểm chết người đang rình rập quanh bạn. Bởi đây là lúc chỉ một tia lửa điện nhỏ như bật các thiết bị điện như đèn, quạt, điện thoại di động... cũng có thể làm bùng cháy lớn.


Khi đó, bạn cần mở các cửa cho thông thoáng để gas tự bay ra ngoài, đóng nguồn gas ngay lập tức. Khi xảy ra cháy nhỏ, nếu không có bình cứu hỏa, hãy dùng vải dày hoặc chăn nhúng nước phủ dập tắt đám cháy, nhanh chóng sơ tán gia đình và gọi cứu hỏa.

8. Đặt bếp gas ở chỗ thông thoáng, bình gas cách bếp ít nhất 1 - 1.5m

Đặt bình gas ở chỗ thông thoáng như gần cửa sổ, bên dưới tủ bếp chỗ để bình gas nên để thoáng. Bình gas phải được đặt cách bếp từ 1 đến 1,5 m, tuyệt đối không đặt ngay dưới bếp. Cửa tủ đặt bình gas phải luôn luôn được mở, hoặc tháo hẳn để dễ quan sát, tránh chuột vào làm tổ hoặc gặm ống dẫn. Ngoài ra, bình ga gần phải đặt thẳng đứng, cách ổ điện và nguồn điện ít nhất một mét.



9. Khóa van bếp gas sau khi nấu ăn xong

Đây là thao tác quan trọng nhất để tránh hỏa hoạn, cháy nổ nhưng ít gia đình nhớ. Một số người có thói quen sau khi nấu nướng, chỉ tắt bếp thôi là không đủ mà cần khóa van bình gas ngay. Thực tế có nhiều trường hợp bình gas không khóa van, khí luôn tràn trong dây dẫn, một thời gian dài hoặc qua một đêm dây dẫn bị chuột cắn, khí gas sẽ rò rỉ ra ngoài, gặp tia lửa điện sẽ gây hỏa hoạn, không trở tay kịp.


Hãy lưu ý và loại bỏ những thói quen trên nếu bạn đang sử dụng bếp gas hàng ngày. Vừa không gây hại cho sức khỏe gia đình lại giúp bạn phòng chống cháy nổ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến