6 CÁCH LÀM NƯỚC GIẢ RƯỢU

 Nước Giải Rượu: 6 Cách Làm Nước Uống Giải Rượu Đơn Giản Hiệu Quả

Tết là những ngày mà tất cả mọi người trong gia đình cùng nhau gặp mặt, trò chuyện bên cạnh ly rượu đầy sau những ngày tháng làm việc vất vả. Cũng có thể là những người bạn, tụ họp cùng nhau tâm sự. Cho nên, đây là dịp khiến chúng ta dễ dàng bị say rượu bia nhất và cũng khiến cơ thể chúng ta dễ nhiễm độc từ rượu nhất, nước uống giải rượu là thứ bạn cần. Hãy chuẩn bị ngay 6 cách làm nước giải rượu từ nguyên liệu thiên nhiên luôn có sẵn trong bếp của chúng ta.

1. Nước chanh sả gừng

Nước chanh sả gừng với chất chua dịu nhẹ của chanh sẽ giúp cơ thể giải trừ lượng rượu có trong người. Kèm theo đó, sả và gừng giúp cơ thể ấm áp, tránh nhiễm lạnh, thanh nhiệt, giải độc tố. Hỗn hợp nước giải rượu này sẽ giúp cho các quý ông vừa nhanh tỉnh rượu vừa bảo vệ được sức khỏe của mình trong những ngày Tết sắp đến.

Nguyên liệu làm Nước chanh sả gừng:

4 trái Chanh không hạt loại lớn

10 cây Sả

100g Gừng

500g Đường phèn

1/2 muỗng Muối

2.5 lít Nước

Cách làm Nước chanh sả gừng:

- Bước 1: Sả lột bỏ vỏ ngoài, cắt bỏ phần lá xanh và cắt thành khúc ngắn. Gừng rửa sạch, giữ nguyên vỏ, cắt lát và đập dập.

- Bước 2: Cho nước lọc vào nồi với đường phèn và nấu đến khi nước sôi, đường tan. Thêm sả đập dập vào, nấu 5 phút. Sau đó, cho gừng đập dập vào, thêm muối, nấu tiếp 1 phút rồi tắt bếp.

- Bước 3: Đậy nắp và để yên 30 phút rồi lượt bỏ phần xác. Lọc lại lần nữa qua ray và để nguội.

- Bước 4: Khi nước nguội, vắt chanh vào. Nước chanh sả gừng bạn có thể cho vào tủ lạnh và dùng từ từ.



2. Nước bưởi ép

Tinh chất chua từ bưởi khiến rượu giã và người say rượu sẽ nhanh chóng tỉnh lại. Đồng thời, nước ép từ bưởi còn có tác dụng làm mát cơ thể, thanh lọc và thải lượng độc tố từ rượu ra ngoài cơ thể. Bạn có thể chuẩn bị nước ép bưởi và để dùng dần trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần say rượu có thể uống một ly thức uống giải rượu này là bạn có thể tỉnh táo ngay sau vài phút.

Nguyên liệu làm Nước bưởi ép:

1 trái Bưởi

1/4 muỗng Muối

2 muỗng Đường trắng

Cách làm Nước bưởi ép:

- Bước 1: Bưởi gọt vỏ, tách múi, bỏ hạt.

- Bước 2: Cho múi bưởi vào máy ép lấy nước. Thêm một chút muối và đường để tăng thêm vị đậm. Nước ép bưởi uống sẽ ngon hơn nếu được để lạnh.




3. Nước cam ép chanh gừng

Ngoài nước chanh và nước bưởi ra, bạn cũng có thể làm nước cam ép cùng chanh và gừng tươi. Hỗn hợp này không chỉ giúp làm ấm cơ thể mà còn tăng cường vitamin C tránh cho chúng ta bị cảm lạnh do uống nhiều rượu bia. Ngoài ra, nước cam ép chanh gừng còn tăng cường khả năng trao đổi chất, giúp thải lượng độc tố còn nằm trong người do bia rượu. Sau khi say, chỉ cần uống một ly là tinh thần bạn sẽ tỉnh táo.

Nguyên liệu làm Nước cam ép chanh gừng:

1 trái chanh

3 trái Cam

1 củ Gừng

1 muỗng Đường trắng

Cách làm Nước cam ép chanh gừng:

- Bước 1: Chanh gọt vỏ, cắt đôi. Gừng gọt vỏ, cắt mỏng. Cam bóc vỏ, tách làm đôi.

- Bước 2: Cho lần lượt chanh, gừng, cam vào máy ép trái cây, ép lấy nước, bỏ bã.

- Bước 3: Rót nước ép ra ly. Thêm đường trắng vào, khuấy đều và thưởng thức.



4. Trà gừng

Gừng luôn được mệnh danh là thần dược trị được rất nhiều bệnh nhờ vào tính chất ấm nóng của nó. Vậy nên, khi kết hợp gừng cùng trà xanh, bạn sẽ có ngay một thức uống giúp làm ấm cơ thể, ấm bụng, giải rượu nhanh chóng. Bên cạnh đó, gừng còn là nước uống giải rượu rất tốt. Chỉ cần uống một ly trà gừng nóng sau mỗi lần say là cơ thể sẽ khỏe khoắn không còn mệt mỏi.

Nguyên liệu làm Trà gừng:

100g Trà mạn

1 củ Gừng

1 muỗng Nước cốt chanh

1 muỗng Mật ong

Cách làm Trà gừng:

- Bước 1: Gừng gọt vỏ, cắt nhỏ. Sau đó, ngâm gừng vào nước ấm khoảng 5 phút, lọc lấy nước, bỏ bã.

- Bước 2: Đun sôi nước, cho trà mạn, nước gừng đã lọc vào, nấu sôi.

- Bước 3: Lọc hỗn hợp trà lấy nước và cho ra ly hoặc bình thủy tinh. Thêm nước cốt chanh, mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức. Trà gừng nên uống khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.



5. Nước mía lau hạt sen

Nước mía lau hạt sen là loại nước mát có tác dụng giải nhiệt, an thần. Sau những bữa tiệc ngày tết cùng rượu bia, bạn dùng ngay một ly nước mía lau hạt sen chắc chắn cơ thể sẽ thanh mát, không còn cảm giác nóng bức khó chịu. Đồng thời, vị ngọt thanh của mía còn có tác dụng làm giảm bớt vị đắng khó chịu của rượu còn đọng lại, nó cũng giúp cổ họng không bị khô, rát. Bạn có thể làm và để dùng trong mấy ngày Tết, chỉ cần bảo quản trong tủ lạnh.

Nguyên liệu làm Nước mía lau hạt sen:

1 bó Mía lau

4 nhánh Lá dứa

1/2 bó Rễ cỏ tranh

300g Củ năng

200g Hạt sen tươi

100g Đường phèn

Cách làm Nước mía lau hạt sen:

- Bước 1: Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành 4 phần. Mía lau gọt vỏ, rửa sạch, chặt khúc.

- Bước 2: Lá dứa, rễ cỏ tranh rửa sạch, để ráo. Hạt sen cắt bỏ đầu và tim.

- Bước 3: Cho nước, mía lau, lá dứa, rễ cỏ tranh vào nồi, nấu sôi. Sau đó, thêm đường phèn, khuấy đều đến khi đường tan, tắt bếp, để nguội và lọc lấy phần nước.

- Bước 4: Tiếp theo nấu chín hạt sen ở nồi khác, nấu chín. Sau đó, cho vào nồi nước vừa nấu và tiếp tục đun sôi khoảng 15 phút. Cho nước mía lau ra ly và thưởng thức.



6. Nước đậu đen

Đậu đen có chứa nhiều các loại vitamin A, B, C, các loại muối khoáng và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Nước đậu đen có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải rượu nhanh chóng. Những buổi tiệc cùng rượu bia mệt mỏi sẽ tan biến hết chỉ với một ly nước đậu đen. Chị em có thể chuẩn bị thức uống giải rượu này trước và bảo quản trong tủ lạnh để các quý ông dùng dần, vừa giải rượu vừa tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu làm Nước đậu đen:

100g Đậu đen

20g Đường vàng

Cách làm Nước đậu đen:

- Bước 1: Đậu đen rửa sạch. Rồi đem rang ở lửa vừa khoảng 10 phút.

- Bước 2: Nấu sôi nước, cho đậu đen rang vào nồi, để nước sôi và tắt bếp, để khoảng 10 phút.

- Bước 3: Cho nước đậu đen ra ly, thêm đường hoặc không tùy theo ý thích rồi thưởng thức.



Với 6 cách làm nước giải rượu từ những nguyên liệu từ nhiên, Tết này chắc chắn mọi người đều khỏe mạnh và không còn mệt mỏi vì bia rượu. Chúc bạn thành công!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến