NGUYÊN TẮC SỐNG CÒN KHI BẢO QUẢN THỰC PHẨM
Nguyên tắc sống còn khi bảo quản thực phẩm
Cuộc sống hiện đại, bận rộn khi mà những người phụ nữ không chỉ cặm cụi với các công việc nội trợ đơn thuần, họ cũng ra xã hội đi làm, do đó họ không còn nhiều thời gian cho việc chợ búa hàng ngày. Thay vào đó, họ chọn cách mua nhiều hơn thực phẩm dùng trong một ngày khi đi chợ, thông thường là đủ dùng trong một tuần. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nội trợ nào cũng biết cách bảo quản các thực phẩm đúng cách.
Vậy trước khi mua đống đồ ăn, thực phẩm dùng cho nhiều ngày thì các mẹ nên nắm rõ nguyên tắc "sống còn" khi bảo quản thực phẩm dưới đây đã nhé!
1. Bảo quản rau sạch
Nên làm:Sau khi mua rau về, bọc trong khăn giấy để hấp thụ độ ẩm và đặt tỏng một túi nhựa trong khay tủ lạnh.
Không nên làm:
Để lạnh húng quế, chúng dễ dàng bị hỏng do lạnh, hãy đặt chúng trong nước và để ở cửa sổ đầy nắng.
2. Bảo quản trứng
Bảo quản trong hộp ban đầu của chúng trên ngăn phía trong tủ lạnh. Với điều kiện như vậy, trứng có thể giữ trong 3-4 tuần.
Không nên làm:
Tránh để trứng ở cửa tủ lạnh vì đây là nơi dễ bị dao động nhiệt.
3. Bảo quản thịt nguội
Để thịt trong ngăn riêng của nó - được thiết kế đặc biệt có không khí mát mẻ và có thể bảo quản thịt 3-5 ngày từ ngày bán.
Không nên làm:
Quên gói, bọc lại thịt trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản.
4. Bảo quản cà chua
Có thể giữ cherry và nho, cà chua trong thùng chứa ban đầu của nó và đặt vào tủ lạnh.
Không nên làm:
Để cà chua chín gần rau.
5. Bảo quản phô mai rắn
Bọc trong màng nhựa chống ẩm hoặc lá nhôm. Chúng sẽ giúp pho-mát được giữ từ 2-4 tháng.
Không nên làm:
Vứt đi nếu phía ngoài bị mốc. Nếu phía ngoài bị mốc, cắt phần mốc đi và cắt sâu vào khoảng 1cm vứt đi là ta có thể yên tâm ăn phía trong.
6. Bảo quản sữa chua
Bảo quản sữa chua ở nhiệt độ khoảng 4 độ, nhiệt độ thích hợp cho tủ lạnh của bạn. Nó sẽ giúp sữa chua bảo quản được 10-14 ngày.
Không nên làm:
Lo sợ khi thấy lớp màng trên hộp sữa, đơn giản bạn chỉ cần quấy đều nó lên.
7. Bảo quản sữa
Đặt sữa ở nơi thoáng khí và có nhiệt độ lạnh nhất trong ngăn tủ để kéo dài thời gian bảo quản sữa.
Không nên làm:
Đặt chúng gần hoặc trên cửa tủ lạnh, khu vực nhiệt dễ thay đổi và thường nóng hơn các khu vực khác.
8. Bảo quản các loại gia vị (hành, hẹ, tỏi)
Đặt chúng ở nơi ấm và khô như trên bàn nhà bếp.
Không nên làm:
Đặt chúng gần trái cây chín, các loại gia vị này chứa hợp chất lưu huỳnh mạnh, dễ dàng làm hỏng các sản phẩm khác. Ngoài ra không cho chúng vào tủ lạnh, nơi có độ ẩm, khiến chúng dễ thối rữa và mọc rễ.
9. Bảo quản dưa hấu
Để dưa hấu chín trên kệ bếp trong khoảng một tuần. Để tủ lạnh được một ngày sau khi bắt đầu bổ ăn.
Không nên làm:
Để chúng gần các loại hoa quả khác. Dưa hấu dễ bị hỏng do ethylene, một loại chất giúp các loại hoa quả nhanh chín và cũng nhanh hỏng hơn.
10. Bảo quản nấm
Nên làm:
Cho nấm chưa rửa vào túi giấy và đặt vào tủ lạnh. Giữ chúng lạnh và khô là môi trường hạn chế sự tăng trưởng của vi khuẩn, đồng thời túi giấy giúp hạn chế sự mất nước.
Không nên làm:
Không nên rửa nấm trước khi cất vào tủ.
11. Bảo quản trái cây (đào, mận)
Để chín ở kệ và sau đó mới chuyển vào tủ lạnh. Để kéo dài tuổi thọ các loại quả này, bỏ hạt và đun sôi với nước đường (syrup) trong vài phút, để nguội và cho vào hộp kín trong tủ đá.
Không nên làm:
Để vào tủ lạnh khi chúng còn chưa chín, nếu không chúng sẽ không chín được.
12. Bảo quản nho
Để trong túi nhựa thoáng khí ban đầu của chúng, bỏ trái thâm tím hoặc hư hỏng, bọc bằng khăn giấy để hấp thụ đổ ẩm quá mức - điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc.
Không nên làm:
Không nên rửa nho cho đến trước khi ăn, vì như vậy chỉ thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc.
13. Bảo quản rau xanh
Nên làm:Giữ chúng khô trước khi cất, vì độ ẩm quá cao khiến chúng dễ hỏng. Bọc rau trong khăn giấy, để vào túi nhựa và cất vào khay tủ.
Không nên làm:
Không nên để rau xanh gần các loại trái cây sản sinh nhiều khí ethylene như cà chua.
14. Bảo quản các loại quả mọng (dâu tây, mâm xôi...)
Không nên làm: rửa trước khi cất như đối với nho.
15. Bảo quản táo
Để vào túi bóng trong khay tủ lạnh. Táo xay với đường có thể cất trong ngăn đá, cũng như táo cắt lát được nhúng nước chanh bên ngoài sẽ tránh bị thâm.
Không nên làm:
Để gần rau xanh, vì rau sẽ bị ethylene từ táo làm hỏng dễ dàng.
16. Bảo quản khoai tây
Để khoai tây nướng ở nơi tối và mát mẻ, còn các giống nhỏ trong tủ lạnh.
Không nên làm:
Để khoai tây nướng nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp, chúng kích thích sự phát triển của một chất độc có thể gây nguy hiểm lớn. Giữ các loại khoai tây nhỏ hơn tránh xa khỏi táo, lê.
17. Bảo quản măng tây
Để chúng dựng đứng trong tủ lạnh với khăn giấy ẩm bọc phía dưới và túi nhựa bọc hờ.
Không nên làm:
Ngâm các cành xanh trong nước, vì phương pháp này sẽ làm tăng vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình hỏng.
18. Bảo quản cà rốt
Bỏ lá để cà rốt để giữ củ được lâu hơn. Cà rốt nhỏ gọt vỏ có thể để bất cứ nơi nào trong tủ lạnh, trong khi cà rốt lớn vẫn còn vỏ sẽ nhạy cảm với ethylene hơn.
Không nên làm:
Để cà rốt to gần hoa quả, chỉ cần sau 1-2 tuần chúng sẽ bị đắng và gần như không thể ăn được do ethylene từ các loại trái cây.
19. Bảo quản các loại hạt
Bảo quản ở nhiệt độ phòng nếu bạn dự định ăn chúng trong vòng 1-2 tháng. Nếu không cho chúng vào tủ lạnh, nơi có thể bảo quản tới 1 năm.
Không nên làm:
Để gần nơi nóng, có thể khiến dầu trong các loại hạt hỏng nhanh chóng.
20. Bảo quản ngũ cốc và bột mì
Ngũ cốc sử dụng thường xuyên có thể giữ ở nhiệt độ phòng, ở nơi càng mát mẻ khô ráo càng tốt. Các loại ngũ cốc ít sử dụng nên để trong ngăn đã, khiến chúng có thể bảo quản được lâu hơn.
Không nên làm:
Quên cất trong hộp kín hơi, vì chúng là cách tốt nhất để giúp ngũ cốc chống lại những kẻ xâm lược như mọt.
21. Bảo quản dầu
Hạn chế tiếp xúc với không khí, ánh sáng và nhiệt. Giữ kín khi không sử dụng và nên để trong vật chứa bằng thủy tinh tối màu (hoặc bọc một chai sáng màu trong giấy bạc).
Không nên làm:
Để chúng gần các loại lò, vì nhiệt làm dầu hỏng nhanh hơn.
22. Bảo quản thức ăn thừa
Đảm bảo để thức ăn thừa vào tủ lạnh không quá 2 giờ sau khi nấu ăn. Chọn vật chứa rộng và nông dể thức ăn được lạnh nhanh và đồng đều càng sớm càng tốt.
Không nên làm:
Không nên để hơn 5 ngày.
23. Bảo quản các loại thịt tươi
Bọc trong 2 lớp túi hoặc bao bì.
Không nên làm:
Không nên cất gần thức ăn đã chín trong tủ lạnh. Nếu thịt sống không được bọc kỹ có thể rò rỉ, gây nguy cơ truyền mầm bệnh.
24. Bảo quản chuối
Để chuối tách riêng khỏi các loại thực phẩm nhạy cảm với khí ethylene, như quả mọng, dưa leo, rau xanh, khoai lang, dưa hấu. Điều này sẽ giúp các loại quả kia không bị chín và hỏng quá nhanh. Chuối nên tách
riêng từng quả và quấn từng gốc (nơi tạo ra khí ethylene nhiều nhất khiến chuối nhanh chín và hỏng).
Không nên làm:
Cất vào tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ ngăn chặn chuối chín và khiến chúng bị thâm.
25. Bảo quản cà phê
Cất trong túi/hộp kín, tối màu và tránh xa nguồn nhiệt.
Không nên làm:
Để trong ngăn đá. Việc cho cà phê ra, vào ngăn đá mỗi ngày tạo ra sự biến động nhiệt, ảnh hưởng đến hương vị của nó. Nơi đây chỉ hoàn hảo khi bạn muốn cất một lượng lớn cà phê không sử dụng trong thời gian dài.
Cùng tham khảo bài viết trên để có cách bảo quản đồ ăn, thực phẩm của gia đình mình đúng chuẩn. Và quan trọng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người thân trong gia đình nhé! bên cạnh đó, tham khảo một số công thức từ rau củ quả ngon, bảo quản đúng cách nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét