MẸO ĐƠN GIẢN GIÚP THỔI BAY VẾT LỞ MIỆNG CHO BÉ
Mẹo đơn giản giúp thổi bay vết lở miệng cho bé
Lở miệng rất thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè và gây không ít bất lợi, khó khăn trong sinh hoạt của bé. Bố mẹ cần hiểu biết về các nguyên nhân có thể gây lở miệng ở trẻ và có những biện pháp điều trị hiệu quả.
Bốn nhân tố khiến bé bị lở miệng
Bệnh tay chân miệng
Căn bệnh này cũng có các triệu chứng tương tự với chứng viêm họng có lở loét, thường dễ phát sinh ở trẻ dưới 5 tuổi và mang tính bệnh dịch. Sau khi nhiễm bệnh, khoang miệng tổn thương, thường tập trung ở môi, lưỡi, gò má, khẩu cái... nổi rất nhiều mụn nước nhỏ và dễ vỡ sau khi vỡ hình thành các vết lở loét. Ngoài bộ phận trong khoang miệng ra thì bệnh tay chân miệng ở trẻ em còn có biểu hiện ở da bàn tay, dưới lòng bàn chân, mông cùng với các mụn nước nhỏ phân tán khắp nơi.
Loét miệng
Đây là chứng bệnh lở miệng thường gặp ở trẻ nhưng nguyên nhân dẫn đến bệnh không giống nhau. Có trường hợp là do niêm mạc khoang miệng có vết thương không rõ ràng, khó phát hiện sớm nên dễ gây viêm nhiễm, hình thành vết loét. Có trường hợp tinh thần trẻ bị áp lực quá lớn, gây ra nhiệt miệng và tình trạng tăng nặng bởi các vết loét. Cũng có trường hợp do thức ăn thiếu vitamin B mà tạo thành. Với chứng loét miệng, ban đầu trẻ sẽ có cảm giác nóng rát ở niêm mạc khoang miệng, tiếp theo là phát đỏ và hình thành nhiều vết lở loét nhỏ trong miệng, gây đau đớn, chủ yếu tập trung ở niêm mạc hai bên lưỡi, dưới khoang miệng và đầu lưỡi.
Những tác nhân có thể gây bỏng, kích thích hoặc thức ăn hư hỏng, nhiễm khuẩn đều có thể dẫn đến tổn thương cho niêm mạc miệng, gây ra các vết lở loét.
Dị ứng thuốc
Một số trẻ có thể chất đặc biệt cũng có thể do cảm nhiễm hoặc do dùng thuốc mà dẫn đến triệu chứng được gọi là “Chứng ban đỏ đa hình”. Tình huống này khiến cơ thể trẻ xuất hiện các vết ban đỏ hình roi, ngoài ra các bộ phận khác như mắt, môi, khoang miệng, đường tiết niệu, cơ quan sinh dục đều có thể bị viêm và có vết lở loét.
Những phương pháp đơn giản làm giảm lở miệng ở trẻ
Cách 1: Lấy vài lá chuối tươi nướng trên lửa. Sau đó chờ cho nhiệt độ giảm còn ấm ấm vừa phải rồi chườm lên vết lở loét, mỗi ngày làm 2 - 3 lần.
Cách 3: Dưa hấu ép lấy nước cho trẻ ngậm trong miệng, sau 2 - 3 phút thì nhổ ra. Hoặc cho trẻ uống trực tiếp mỗi ngày 2-3 lần.
Cách 5: Cà chua ép lấy nước cho trẻ ngậm trong miệng vài phút rồi súc miệng, làm nhiều lần trong ngày.
Cách 7: 10gr mộc nhĩ (nấm mèo) trắng, 10gr mộc nhĩ (nấm mèo) đen, 10gr sơn tra nấu chung thành canh, cho trẻ dùng 1 - 2 lần trong ngày.
Nhận xét
Đăng nhận xét